Công ty TNHH Thương Mại TCC Hoàng Hưng
Địa chỉ:
CS1: 101 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, HN CS2: 257 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, HNTRUNG TÂM BẢO HÀNH - TCC CARE:
Tầng 2 cơ sở 1: 101 Lê Thanh Nghị Tầng 2 cơ sở 2: 257 Trần Quốc Hoàn Điện thoại: 02436 288 532 Email: laptop4world@gmail.comGiờ mở cửa: Từ 8h00 - 22h00 tất cả các ngày trong tuần
[Công nghệ] Sự khác biệt giữa SINGLE channel và DUAL channel
14-10-2020, 10:51 am
2164
Có khá nhiều bạn hỏi mình là tại sao nên chạy 2 thanh ram và để làm thì mình thấy đây cũng là vấn đề khá nhức nhối của khá nhiều bạn. Thì ở bài viết này mình xin phép được trả lời những thắc mắc của khá nhiều bạn đang chưa biết lựa chọn sao cho đúng và nó có ảnh hưởng thế nào đến vấn đề chơi game.
RAM (viết tắt cho Random Access Memory) là bộ nhớ lưu trữ tạm thời của bộ máy của bạn, cho phép lưu trữ một số thông tin tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn. RAM là nơi máy tính truy cập xử lí thông tin 1 cách tạm thời, tức là nó sẽ trống không khi máy tính tắt. RAM càng lớn thì lượng công việc nó giải quyết được càng nhiều. Khi bạn load hay chạy 1 file, phần mềm nào đó, chíp xử lí của máy bạn liên tục truy cập vào dữ liệu từ bộ nhớ máy, vậy nên máy bạn vận hành ra sao phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ xử lí và dung lượng bộ nhớ.
Sự khác biệt giữa Single và Dual RAM
Về cơ bản khi chúng ta lắp 1 thanh ram thì sẽ là Single channel còn khi chúng ta cắm 2 thanh thì máy tính sẽ chạy trong cấu hình kênh đôi Dual channel.
Single RAM
Khi bạn sử dụng một thanh RAM thì mặc định máy sẽ chạy ở chế độ Single channel khi đó dữ liệu cần xử lí sẽ được truyền từ RAM đến CPU rồi sau đó sẽ được truyền trở lại bằng chính đường đó. Ở đây là dữ liệu sẽ truyền từ CPU tới RAM trong vòng 1 giây và dữ liệu sẽ truyền ngược lại từ RAM tới CPU trong giây kế tiếp, độ rộng của nó là 64bit = 8byte
Dual RAM
Là công nghệ bộ nhớ kênh đôi, chúng ta thiết lập bộ nhớ kênh đôi nhằm tăng băng thông truyền dẫn dữ liệu giữa bộ nhớ đến các thành phần khác trong hệ thống, khi chạy Dual Channel hệ thống sẽ có hay con đường song song cho phép dữ liệu truyền theo cả hai chiều. Dual Channel cho ta tăng gấp đôi băng thông chứ không hề cho ta tăng thêm về tốc độ bus. Ở đây là dữ liệu sẽ truyền từ CPU tới RAM và sẽ có 1 dữ liệu khác truyền ngược lại trong vòng 1 giây đó, độ rộng của nó là 128bit = 16byte.
Để chạy được chế độ này thì đầu tiên là chiếc mainboard của bạn sẽ phải hỗ trợ dual channel
- Ram phải được gắn trên cả 2 kênh
- Cùng loại RAM trên mỗi kênh
- Cùng dung lượng bộ nhớ trên mỗi kênh
- 2 thanh giống nhau phải cắm ở khe giống nhau
Tuy nhiên để chạy dc Dual Chanel, ko bắt buộc RAM phải cùng độ trễ, cùng tốc độ hay cùng thương hiệu.
Lưu ý: Khi chạy Dual, tốc độ của các thanh RAM sẽ nhận theo tốc độ của thanh RAM thấp nhất. Ví dụ bạn có 1 thanh RAM 8GB bus 2666Mhz gắn với 1 thanh 8GB bus 2133MHz, cùng là DDR4, như vậy hệ thống sẽ chạy Dual Chanel ở bus 2133MHz.
Cấu hình thử nghiệm:
CPU: AMD Ryzen 3 3200G 3.6GHz
Main: Asrock A320M-HDV R4.0
Ram: Apacer NOX RGB DDR4 8Gb 2666
SSD: Western Green 240Gb
Nguồn: Xigmatek X-450
Kết luận:
Có thể thấy nếu chúng ta chạy dual channel thì sức mạnh của chiếc PC sẽ được tăng lên đáng kể, nhưng cũng tuỳ vào nhu cầu của các bạn sẽ có những lựa chọn RAM khách nhau. Tuy nhiên các bạn nên ưu tiên sử dụng PC với chế độ RAM Dual Channel để có thể đưa sức mạnh máy lên tối đa.
Tìm kiếm bài viết