Công ty TNHH Thương Mại TCC Hoàng Hưng
Địa chỉ:
CS1: 101 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, HN CS2: 257 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, HNTRUNG TÂM BẢO HÀNH - TCC CARE:
Tầng 2 cơ sở 1: 101 Lê Thanh Nghị Tầng 2 cơ sở 2: 257 Trần Quốc Hoàn Điện thoại: 02436 288 532 Email: laptop4world@gmail.comGiờ mở cửa: Từ 8h00 - 22h00 tất cả các ngày trong tuần
Hệ điều hành của Google - Chrome OS
17-01-2022, 9:20 am
423
Theo báo cáo mới nhất từ Tổng công ty dữ liệu quốc tế - IDC về doanh số máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy trạm cho thấy doanh số toàn cầu của Chrome OS cao hơn macOS. Từ cuối 2020, Chrome OS đã vượt macOS và trở thành hệ điều hành phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau MS Windows.
Vậy Chrome OS chính xác là gì? Nó có ưu nhược điểm ra sao mà có khả năng vượt mặt Apple trong quãng thời gian gần đây ? Các bạn hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu nha!
Google Chrome OS là một hệ điều hành dựa trên Gentoo Linux, được thiết kế bởi Google. Nó được chia tách từ hệ điều hành tự do nguồn mở Chromium OS và dùng trình duyệt Google Chrome như giao diện người dùng chính. Vậy nên nó chủ yếu là để làm việc với các ứng dụng web.
Những chiếc laptops chạy Chrome OS được gọi chung là Chromebook. Có hẳn một trang web riêng của Google giới thiệu những sản phẩm này.
Chrome OS có thể coi là thuộc nhánh Linux, bởi vậy giao diện sẽ có phần giống các hệ điều hành phía Linux và macOS. Với thanh dock phía dưới và menu ứng dụng tối giản. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm các ứng dụng mới. Người lập trình cũng sẽ dễ dàng tìm kiếm cách thức đặt chúng vào menu sao cho hợp lý.
Khả năng xử lý về mặt UI cũng như animation khi mở, đóng các ứng dụng đều mượt mà và đẹp mắt.
Là con đẻ của Google, cùng số phiên bản với Goole Chrome nên hệ điều hành này gần như được cập nhật liên tục. Tại thời điểm mình viết bài đã có phiên bản v96 cải tiến vượt trội cả về hiệu năng và tối ưu pin.
Chrome OS cho tốc độ xử lý mượt mà, không yêu cầu phần cứng quá cao mà vẫn hoạt động ổn định. Máy tính sử dụng ChromeOS không chứa bất kỳ ứng dụng nào trên phần cứng, ngược lại Google sẽ chứa những ứng dụng này trên các server khác nhau, dựa vào cấu trúc của điện toán đám mây.
Các ứng dụng sẽ chạy trên “đám mây” ngay bên trong cửa sổ trình duyệt mặc định, Google Chrome. Đây là một trong những lý do khiến ChromeOS mất rất ít thời gian để khởi động. Thời gian khởi động máy giờ chỉ tính bằng giây.
Ban đầu, mục tiêu thị trường chủ yếu của Google chính là netbook, nhưng Google còn có kế hoạch cho cả PC với đủ mọi kích cỡ. Netbook là những cuốn sổ nhỏ được thiết kế để viết web. Nhưng netbook quá nhỏ và không đủ mạnh. Tầm nhìn của Google đối với Chrome vượt ra ngoài netbook, bằng sự chứng kiến thay đổi từ các ứng dụng cục bộ sang các ứng dụng dựa trên đám mây, như Google Docs. Khi mọi người rời khỏi máy tính để bàn truyền thống, hệ điều hành Chrome đã trở thành đối thủ cạnh tranh với Windows và Mac.
Chrome OS có thể chạy các ứng dụng Android từ CHPlay, Google Webstore tối ưu mượt mà như một chiếc điện thoại Android nhưng có kích thước lớn. Mang lại cảm giác hoàn toàn mới bởi độ mượt mà do tối ưu phần mềm mang lại. Có thể chạy các ứng dụng Linux qua trình giả lập Linux cài đặt cùng hệ điều hành. Và thậm chí có thể chạy giả lập Windows bằng Parallel Desktop.
Khả năng bảo mật tốt, cạnh tranh với macOS và Windows. Đây được xem là một trong những vấn đề người dùng bận tâm về Chrome OS đó là tính bảo mật. Tương tự với hệ điều hành Windows trên Chrome OS cũng sẽ có một kỹ thuật bảo mật tương đồng với “SandBox” trên Windows. Kỹ thuật bảo mật này sẽ cho phép bạn ngăn chặn mọi cách thức xâm nhập và làm hại hệ thống của bạn.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Chrome OS vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
Trên đây là những thông tin quan trọng cũng như demo giao diện của Chrome OS. Trong bài viết tới mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt Chrome OS trên laptop cá nhân. Nếu có bất kì thắc mắc, đóng góp hay phản hồi về nội dung các bạn vui lòng bình luận phía dưới. Mình sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Để có thể nhận được những hướng dẫn cũng như thủ thuật hay về máy tính trong tương lai thì các bạn nhớ theo dõi website LaptopTCC, fanpage LaptopTCC cũng như kênh Youtube của mình nhé. Chúc các bạn nhiều sức khoẻ và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Tìm kiếm bài viết