Dell XPS 13 9350 cũ có 2 mặt và khung máy được làm bằng nhôm CNC mang lại cảm giác rất chắc chắn và cứng cáp, phần chiếu nghỉ tay cũng như bàn phím được gia công bằng sợi carbon giúp tăng độ bền và giảm trọng lượng của máy. Mặt dưới của máy có 2 dải cao su giữ cố định máy khi để trên bàn, cùng với đó là khe tản nhiệt chạy theo chiều dọc của máy nhìn rất đẹp mắt. Do có thiết kế mỏng nên số lượng cổng kết nối của Dell XPS 13
9350 cũ không nhiều, bên cạnh trái chúng ta có 1 cổng nguồn, 1 cổng USB-C và 1 cổng USB 3.0 và giắc tai nghe 3.5mm, cạnh bên phải chỉ có duy nhất đầu đọc thẻ SD, máy hoàn toàn không có cổng mạng LAN và cổng xuất hình ảnh như VGA hay HDMI, đây là một sự thiếu sót đáng tiếc cho dòng máy này, người dùng muốn xuất hình ảnh ra màn hình lớn bắt buộc phải sử dụng giắc chuyển đổi USB to HDMI và Dell không tặng kèm mà bán riêng với giá 122$.
Đặc điểm nổi bật nhất của Dell XPS 13 9350 cũ có lẽ là màn hình InfinityEdge, XPS 13 có màn hình có viền siêu mỏng InfinityEdge. Phần viền này tính từ các cạnh 2 bên và phía trên mỏng khoảng 5,2 mm và nhờ thiết kế viền mỏng khiến chiếc máy 13" trở nên nhỏ như 11, 12". Trên thị trường hiện nay thì Dell có thể nói là hãng đi tiên phong về kiểu thiết kế màn hình laptop viền mỏng. Dell trang bị cho XPS 13 màn hình 13,3" và tấm nền trên chiếc máy mình đáng giá là IPS có mã SHP1449 do Sharp sản xuất, độ phân giải Full HD.
Với tùy chọn Full HD không cảm ứng, màn hình của XPS 13 được xử lý dạng matte chống chói trong khi đó tùy chọn QHD+ cảm ứng sẽ là glossy với một lớp kính tràn ra sát viền. Về thẩm mỹ thì tùy chọn QHD+ cảm ứng sẽ khiến chiếc XPS 13 trở nên lung linh hơn cả về chất lượng hình ảnh (phân giải cao, chi tiết cao) lẫn yếu tố đẹp mắt khi có một lớp kính bóng bẩy bên ngoài tương tự như những chiếc máy tính bảng cao cấp của Apple.
Về hiệu năng của máy, trải nghiệm trên Dell XPS 13 9350 rất tốt, mọi thứ rất mượt mà. Lướt web, cuộn trang, mở vài tab, mở video, tất cả đều nhanh. Với 1 người dùng bình thường thì trải nghiệm ban đầu rất quan trọng và nó ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định có nên mua hay không và XPS 13 làm được điều này. Máy tuy không mạnh bằng những dòng mobile workstation như HP Elitebook 8770W nhưng bạn vẫn có thể xử lý hình ảnh ở mức cơ bản được.
Dĩ nhiên để có cái nhìn chi tiết hơn về hiệu năng thì chúng ta cần đến khâu benchmark, trước tiên là cấu hình của Dell XPS 13-9350 : CPU: Intel Core i5-6200U (Skylake) 2 lõi 4 luồng, tốc đô 2,3 GHz (Turbo Boost 2,8 GHz), 3 MB Cache, TDP 15 W; GPU: Intel HD Graphics 520 300 MHz -1 GHz; RAM: 8 GB LPDDR3 1866 MHz kênh đôi, hàn chết trên bo mạch, không có khe nâng cấp; Bo mạch chủ: Intel Skylake-U; Ổ cứng: Samsung CM871 M.2 2280, 128 GB; Kết nối: Bluetooth 4.1, Dell Wireless 1820A 802.11ac; OS: Windows 10 Home 64-bit.
Dell XPS 13 9350 có RAM hàn chết trên bo mạch và cũng không có khe để nâng cấp nên khi mua bạn nên lưu ý khoảng này. Dell cung cấp thiết lập cấu hình thấp nhất cho XPS 13-9350 có 4 GB RAM, do đó nếu bạn có nhu cầu làm việc đa nhiệm cũng như hiệu năng tốt hơn thì nên chọn phiên bản RAM 8 GB. Theo đánh giá của toplap, để tối ưu nhất hiệu quả công việc, bạn nên chọn phiên bản RAM 8 GB, dung lượng 4GB sử dụng sẽ không đủ với những tác vụ duyệt web nhiều tab hoặc đa nhiệm nhiều chương trình cùng 1 lúc.
Máy được hãng trang bị ổ cứng SSD theo giao tiếp M2 của Samsung, bạn có thể tùy chọn 128GB hoặc 256GB tùy nhu cầu sử dụng. Với thiết kế đẹp, cấu hình cao cùng màn hình sắc nét, Dell XPS 9350 xứng đáng là 1 trong những lựa chọn cho mà doanh nhân không thể bỏ qua.
Khách hàng mua sắm Dell XPS 9350 tại Laptop TCC
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Bạn đánh giá sao sản phẩm này?
Đánh giá ngay